Có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết việc kinh doanh hoạt động vận tải yêu cầu phải đăng ký xe kinh doanh theo quy định của Pháp Luật, đây được xem là một việc làm vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng phải tuân thủ. Hãy cùng tìm hiểu ngay về thủ tục xe kinh doanh vận tải ngay trong bài viết dưới đây nhé !
Đăng ký xe kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu về đăng ký xe kinh doanh, bạn cần phải nắm được khái niệm xe kinh doanh vận tải là gì ?. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã được quy định “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.
Tất cả các xe ô tô có phát sinh vận chuyển hàng hóa hoặc là chở hành khách nhằm mục đích sinh lợi bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và không thu tiền trực tiếp đều sẽ được xếp vào danh sách là xe kinh doanh vận tải.
Các loại xe này đều phải nghiêm túc thực hiện việc đăng ký xe kinh doanh đúng theo quy định của nhà nước đồng thời phải chịu sự quản lý của nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải. Hay nói cách khác, xe đăng ký kinh doanh chính là các loại xe đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông Vận tải.
Một số loại xe kinh doanh vận tải phổ biến có thể kể đến như là xe taxi, xe buýt, xe hợp đồng, xe khách hay là xe du lịch, xe tải chở hàng,…
Các lợi ích quan trọng khi đăng ký xe kinh doanh
Dù bạn là người đang kinh doanh vận tải theo hình thức hộ gia đình hay là kinh doanh theo hộ doanh nghiệp, tổ chức, HTX vận tải thì đều cần phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho xe ô tô. Điều này để có thể đảm bảo quyền lợi cho bạn đồng thời tuân thủ đúng theo như quy định hiện hành của nhà nước.
Đảm bảo tuân thủ đúng theo như quy định của pháp luật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đối với xe ô tô kinh doanh vận tải thì các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay là HTX hoạt động kinh doanh vận tải thì phải có đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. Điều này là yêu cầu bắt buộc đối với các xe ô tô có phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải.
Ngoài ra, xe ô tô kinh doanh vận tải còn phải dán phù hiệu trên xe đồng thời trước ngày 31/12/2021 và phải đổi sang biển vàng theo như quy định khi kinh doanh dịch vụ vận tải.
Không lo bị phạt khi xe không có đăng ký kinh doanh
Xe ô tô kinh doanh nhưng lại không đăng ký có thể sẽ bị Cảnh sát giao thông hay Thanh tra giao thông dừng xe và đặc biệt sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
Trong đó mức phạt có thể sẽ dao động từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 14.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải khi không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của Pháp luật hoặc là không thực hiện đúng hình thức kinh doanh đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải.
Việc đăng ký xe kinh doanh sẽ giúp bạn không lo bị phạt khi di chuyển trên đường. Bởi mức phạt đối với việc xe không có đăng ký kinh doanh hiện nay tương đối khá cao đối với các tài xế và các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải.
Tài xế có thể an tâm khi lưu thông xe trên đường
Việc có đầy đủ giấy phép kinh doanh hoạt động vận tải đối với xe ô tô sẽ có thể giúp cho các tài xế có thể yên tâm khi di chuyển trên các cung đường. Không cần phải lo lắng khi lái xe hay bị CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ.
Điều này không chỉ những giúp đảm bảo an toàn khi lái xe mà còn có thể bảo vệ quyền lợi cho các hành khách ngồi trên xe ô tô hay các hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng
Một đơn vị kinh doanh vận tải có đầy đủ giấy phép kinh doanh luôn tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng. Khách hàng luôn luôn đặt niềm tin vào các đơn vị có đầy đủ các giấy phép theo quy định của pháp luật khi có nhu cầu di chuyển hay là vận chuyển hàng hóa.
Ngược lại, các đơn vị không có giấy phép đăng ký kinh doanh, xe dù, taxi dù thường sẽ khiến khách hàng lo ngại khi sử dụng dịch vụ của bạn.
Thủ tục đăng ký xe kinh doanh vận tải gồm có những gì ?
Để có thể được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ được nộp tại Sở Giao thông Vận tải của các địa phương xét duyệt và trả kết quả. Dưới đây là thủ tục đăng ký xe kinh doanh theo như quy định mới 2021 mà bạn cần phải nắm được khi đăng ký kinh doanh cho xe ô tô.
- Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải phải theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.
- Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, chức năng của bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông (đối với các HTX vận tải, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách).
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với các HTX vận tải, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách).
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
>>> Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục xe kinh doanh vận tải mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho quý độc giả. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ thật sự có ích cho các bạn, cuối cùng xin cám ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết !