Phù hiệu xe tải

Phù hiệu xe tải là một loại phù hiệu được quy định đã từ lâu tuy nhiên thì không phải ai cũng có kiến thức về nó. Phù hiệu xe tải là gì ? Phù hiệu xe tải được cấp trong các trường hợp đặc biệt nào ? Phù hiệu xe tải có thời hạn bao lâu ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tất cả những thông tin trên ngay trong bài viết dưới đây nhé !

Phù hiệu xe tải là gì ?

Theo như quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa thu  tiền trực tiếp yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải cấp. Bên cạnh đó, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT đã quy định rằng phải gắn phù hiệu đối với tất cả những loại xe đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

Phù hiệu xe tải
Phù hiệu xe tải là gì ?

Tóm lại, phù hiệu xe tải là một hình thức khác của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một phương tiện nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và là dấu hiệu để các cơ quan, lực lượng có thể chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động vận tải.

Theo như  Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT đã quy định như sau:

 6. Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE TẢI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 27b của Thông tư này; xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a của Thông tư này.

Những loại xe nào phải gắn phù hiệu ô tô?

Quy định về việc gắn phù hiệu ô tô áp dụng cho các đối tượng là xe kinh doanh vận tải, cụ thể các loại xe như sau:

phù hiệu
Xe buýt phải có phù hiệu xe tải
  • Xe vận tải hành khách: Xe buýt, xe taxi, xe khách chạy tuyến cố định hay là các loại xe chạy hợp đồng và xe du lịch;
  • Xe vận tải hàng hóa: xe tải các loại, xe container hay là xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa,…

Như vậy xe không kinh doanh vận tải, hay chỉ sử dụng vì mục đích cá nhân nhằm có thể phục vụ nhu cầu nội bộ của doanh nghiệp thì không cần phải gắn phù hiệu.

Nếu như vi phạm các quy định về gắn phù hiệu ô tô, người điều khiển phương tiện có thể sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng cho đến đến 7 triệu đồng và có thể sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ khoảng thời gian 01 tháng đến 03 tháng. Bên cạnh đó thì việc xử phạt lái xe, chủ xe cũng còn sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, doanh nghiệp vận tải có xe vi phạm bị phạt 12 đến 16 triệu đồng.

Thời hạn lắp phù hiệu xe tải theo quy định

Theo như Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì tất cả các xe phục vụ mục đích kinh doanh vận tải đều phải lắp phù hiệu theo một thời hạn được đề cập như sau:

  • Tất cả xe bus, xe đầu kéo rơ mooc hay xe sơ mi rơ mooc phải gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2015
  • Tất cả xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có số lượng trọng tải từ 10 tấn trở lên phải  gắn phù hiệu trước ngày 01/01/2016
  • Tất cả xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 7 tấn cho đến 10 tấn được yêu cầu phải gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2016
  • Tất cả xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 3,5 tấn  cho đến 7 tấn phải gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2017
  • Tất cả xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải dưới 3,5 tấn bắt buộc phải gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2018

Quy định cấp phù hiệu ô tô được quy định như thế nào? Ở đâu hỗ trợ cấp phù hiệu ô tô?

Để được cấp phù hiệu ô tô, chủ phương tiện hoặc đơn vị kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ để nộp trực tiếp tại sở GTVT địa phương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Cụ thể:

Giấy tờ xe hợp đồng theo quy định
  1. Có giấy đề nghị cấp phù hiệu.
  2. Bản sao kèm bản chính để có thể đối chiếu hoặc là bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và các loại hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa các thành viên và hợp tác xã nếu như xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải.

Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký nhưng lại không thuộc địa phương nơi giải quyết các thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải từ Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký.

  • Cung cấp tên các Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào các thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

>>> >>> Trên đây là những thông tin cần thiết về phù hiệu xe tải mà chúng tôi muốn gửi đến quý độc giả, hy vọng bài viết này sẽ thật sự có ích và có thể giải đáp được thắc mắc của các bạn. Cám ơn độc giả vì đã theo dõi đến cuối bài viết !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *